Tìm hiểu bệnh viêm quanh khớp vai
Khớp vai là một trong những khớp lớn nhất của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Khớp vai có liên quan đến thần kinh vùng cổ, các giao hạch cổ và phần trên của lưng.
Viên khớp quanh vai là tất cả các trường hợp gây đau và hạn chế vận động của khớp quanh vai. Bệnh viêm khớp quanh vai bao gồm các bệnh viêm, đau khớp vai do tổn thương phần mềm như: gân, cơ, dây chằng, bao dịch, hoạt khớp… mà không có tổn thương ở sụn và xương khớp vai.
Nguyên nhân của bệnh viêm quanh khớp vai
Nguyên nhân của bệnh viêm khớp vai rất đa dạng, cụ thể bao gồm các nguyên nhân sau:
- Di truyền: Theo nghiên cứu, tỷ lệ bị viêm khớp vai ở đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường. Đối với những người có những bệnh xương khớp khác do di truyền thì khả năng bị bệnh viêm khớp quanh vai sẽ rất cao.
- Tuổi tác: là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh đau xương khớp. Theo thời gian, các sụn khớp, đốt xương rất dễ bị tổn thương và bào mòn. Đặc biệt, xương khớp vai cũng không phải ngoại lệ. Bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, khớp vai bắt đầu thoái hóa, gây ra những cơn đau âm ỉ, khó chịu.
- Chấn thương khớp vai do bị va đập mạnh, bị ngã chống mạnh tay xuống đất.
- Bị viêm khớp quanh vai do thói quen sinh hoạt chưa khoa học. Cụ thể như: ngủ nghỉ không đúng tư thế, lười vận động hoặc tập luyện thể dục, thể thao quá sức sẽ khiến khớp vai tổn thương, bị bào mòn.
- Nghề nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh viêm khớp quanh vai ngày một nhiều. Đặc biệt là những công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khớp vai.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp quanh vai
Để nhận biết mình có bị mắc bệnh viêm khớp quanh vai hay không bạn cần tìm hiểu rõ 3 giai đoạn của bệnh này như sau:
Giai đoạn 1: Đóng băng
Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp vai. Lúc này bạn sẽ cảm thấy đau đớn xung quanh phần vai và nhức nhói khi bị va chạm với những tác động từ bên ngoài. Bạn sẽ đau nhiều hơn vào buổi tối và khi nằm nghiêng bên vai bị viêm. Khi cơn đau trở nên nặng hơn trong nhiều ngày khiến vai của bạn giảm chức năng vận động và trở nên cứng nhắc. Sự đóng băng thường kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.
Giai đoạn 2: Đông cứng
Sau khi vai bị đau và đóng băng thì giai đoạn này khớp vai sẽ bị đông cứng lại. Khớp vai lúc này sẽ mất hoàn toàn chức năng vận động của nó. Tuy nhiên, biểu hiện đau ở khớp vai lại giảm đi. Những biểu hiện này sẽ kéo dài từ 2-6 tháng.
Giai đoạn 3: Tan băng
Đây là giai đoạn mà nhiều người thường gọi là tan đông. Sau khoảng một năm khớp vai bị đông cứng, lúc này khớp vai sẽ có thể vận động lại nhưng tiến triển rất chậm. Mỗi lần tan băng thì phần khớp xung quanh vai sẽ bị đau nhiều. Để giảm đau, bạn cần phải uống thuốc giảm đau.
Cách điều trị bệnh viêm khớp quanh vai
Mục tiêu để điều trị bệnh viêm khớp quanh vai chính là giảm đau, chống viêm và duy trì vận động của khớp vai giúp vai luôn khỏe mạnh. Hiện nay, có 2 cách điều trị bệnh này là điều trị bằng Tây y và Đông y.
Điều trị bằng Tây y
Với phương pháp điều trị bằng Tây y thì hiệu quả của việc điều trị có thể có hiệu quả nhanh chóng hơn Đông y. Thuốc tây y được sử dụng có tác dụng chống viêm khớp, chống co thắt cơ và nhóm thuốc chống thoái hóa khớp vai.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây trong điều trị viêm quanh khớp vai có thể khiến người bệnh gặp tác dụng phụ không mong muốn. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ như: bị độc tại gan, thận, dạ dày hoặc nhờn thuốc, khiến cho việc chữa trị không đạt được hiệu quả mong muốn. Do đó, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và thông báo lại ngay cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường.
Điều trị bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền, viêm quanh khớp vai có triệu chứng là: vai gáy cứng đau, cánh tay mỏi, hạn chế vận động, góc nách hẹp lại, khó hoặc không tự mặc được áo; rêu lưỡi trắng mỏng; mạch phù. Khi đó, sẽ có những phương pháp điều trị cùng với những bài thuốc được bào chế khác nhau để phù hợp với từng bệnh nhân sao cho thích hợp.
Sử dụng điều trị theo phương pháp Đông ý tuy không mang lại hiệu quả ngay tức thì nhưng sẽ đảm bảo cho bạn hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng sẽ không lo về vấn đề dị ứng và tác dụng phụ không mong muốn khi điều trị theo Đông y.
Phòng chống Viêm quanh khớp vai như thế nào?
Dưới đây là những cách để bạn có thể phòng chống viêm khớp vai gáy hiệu quả như:
- Tránh lao động nặng, tránh các tác động mạnh quá mức ảnh hưởng xấu đến khớp vai hay nâng tay lên cao quá vai.
- Tránh các chấn thương ở vùng khớp vai.
- Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau vai đơn thuần và đau vai cấp.
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học. Đặc biệt quan tâm và duy trì các bài tập thể dục hiệu quả mỗi ngày cũng là một trong những cách đẩy lùi viêm quanh khớp vai hữu hiệu.
Bài viết trên đây hy vọng đã đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm quanh khớp vai. Hãy bảo vệ sức khỏe đôi vai của mình tốt nhất theo cách riêng của bạn.
Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Pingback: Bệnh viêm khớp cùng chậu và những thông tin bạn không nên bỏ qua - THIÊN VƯƠNG Y QUÁN