Liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt) là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng theo dõi trong bài viết sau đây.

Liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt) là bệnh gì?

Dây thần kinh số VII là dây vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên) là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Tình trạng này trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.

Chúng ta ít biết rằng dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ ở vùng mặt. Đó là lý do các tổn thương vận động của nửa mặt có nhiều nguyên nhân như nguyên nhân từ thân não, ở dây thần kinh số VII, ở xương đá hoặc tuyến mang tai…

Nguyên nhân:

  • Liệt dây VII trung ương: liệt mặt điển hình do các khu trú trong sọ gây ra tai biến mặt máu não, u của hệ thần kinh trung ương.
  • Liệt dây VII ngoại biên: Tổn thương dây VII từ nhân dây thần kinh số 7 ở cầu não trở ra còn gọi là liệt mặt Bell, thường do lạnh, hoặc do viêm.

Triệu chứng bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là gì?

Biểu hiện của căn bệnh này khá rõ ràng, rất dễ để người bệnh phát hiện. Các triệu chứng xảy ra đột ngột với các dấu hiệu:

  • Mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng méo sang một bên, uống nước bị trào ra ngoài.
  • Liệt cơ khép vòng mi khiến mắt phía bên mặt bị liệt không nhắm kín được.
  • Một vài trường hợp cảm thấy bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt.
  • Người bệnh khó cử động, khó cười nói, đau trong tai, nhức đầu.
  • Mất vị giác, nước mắt, tăng lượng nước bọt trong miệng khi nói chuyện hoặc ăn uống.

Liệt dây thần kinh số 7 ( liệt mặt) có nguy hiểm không?

Bệnh liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng nặng nề khác nhau như:

  • Các biến chứng mắt : viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Các biến chứng này có thể phòng tránh bằng nhỏ mắt bảo vệ, đeo kính, khâu sụn mí hoàn toàn hay một phần.
  • Đồng vận: biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt. Thất bại trong điều trị, phục hồi chức năng có thể giảm bớt khó chịu này.
  • Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: biến chứng này gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần.
  • Hội chứng nước mắt cá sấu: hiếm gặp, biểu hiện chảy nước mắt khi ăn.

Điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên như thế nào?

Điều trị dây thần kinh số VII bằng phương pháp châm cứu

Với tình trạng liệt dây thần kinh số VII, các bác sĩ điều trị sẽ điều trị nội khoa, kết hợp ngoại khoa để mang lại hiệu quả nhanh chóng và toàn diện cho bệnh nhân. Tùy trường hợp là liệt VII ngoại biên hay trung ương mà có hướng điều trị khác nhau:

  • Liệt VII ngoại biên: Trước tiên là chỉ định điều trị nội khoa, người bệnh liệt dây thần kinh số VII sẽ được sử dụng corticoid sớm, liều cao (1mg prednisolon /kg) sau khi đã loại trừ các chống chỉ định (đái tháo đường,…..)

Ngoài ra có thể dùng các thuốc chống virus đặc biệt cho những trường hợp có bệnh cảnh nhiễm virus hay đau vùng sau tai, rối loạn cảm giác vùng mặt. Các phương pháp điều trị phối hợp khác như vật lý trị liệu, châm cứu cùng với các bài tập cơ mặt sẽ mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh.

  • Liệt VII trung ương: cần xác định nguyên nhân gây ra tổn thương trung ương là do đâu: u, nhồi máu hay xuất huyết vùng thân não (trên nhân dây thần kinh),… để có hướng điều trị đúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *