CHỮA THOÁI VỊ ĐĨA ĐIỆM TẠI NHÀ

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt, tác động cột sống càng được nhiều người lựa chọn. Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây. tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng.

Thoát vị đĩa đệm là gì ?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng Anh – Herniated Disc). là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại. Trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh . Dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Khi các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức,khó cử động cổ, tay, chân. Thậm chí có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn.

Trường hợp khối đĩa đệm bị trượt và chèn lên dây thần kinh cánh ta. Người bệnh có biểu hiện không thể nhấc nổi cánh tay, khó gập duỗi, có thể tê bì hoặc mất cảm giác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. Khi đĩa đệm chèn ép tủy cổ có thể gây tê liệt và tàn phế. Hoặc khi các dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép sẽ dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ. Tay chân teo dần, mất khả năng đi lại.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Triệu chứng thoái vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép.

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội.
  • Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.
  • Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi thấp khó.
  • Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa. au lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
  • Tê hoặc yếu 2 chi. Ngón chân cái khó gấp – duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.
  • Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Đau cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.
  • Nhức mỏi dọc vùng gáy.
  • Đau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng.
  • Đau tăng khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.
  • Cử động của cánh tay kém linh hoạt do bị mất lực, suy nhược cơ bắp tay, khó khăn trong cầm nắm đồ vật.
  • Cơn đau xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng. Cổ bị đau tăng khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hay hắt hơi, ho.

Đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường gặp phải ở một số đối tượng sau:

  • Người bị thoái hóa, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, gù vẹo cột sống,…
  • Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc.
  • Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ. Tư thế ngồi làm việc, học tập không đúng…
  • Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, gút,… Đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
  • Người cao tuổi.
  • Những người làm công việc đòi hỏi phải liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao…
  • Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Đĩa đệm bị thoát vị có được chữa trị khỏi hay không sẽ còn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như:

Tình trạng thoát vị đĩa đệm.: Tùy thuộc vào tình trạng thoát vị đĩa đệm mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay chậm.. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chữa trị chúng hiệu quả bằng cách ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu mà không cần thuốc hay phẫu thuật.

Sự kiên trì của bệnh nhân.: Do đĩa đệm bị tổn thương trong một khoảng thời gian dài . Vì thế để thu được kết quả tích cực như mong muốn, người bệnh cần kiên trì chữa trị ít nhất vài tháng.

Có nên sử dụng chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng y học cổ truyền?

Hiện nay, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của Y học hiện đại. Người ta đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị thoái vị địa đệm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây trị bệnh có thể đem lại các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng lâu dài.

Đối với những ai mong muốn phương pháp an toàn và có hiệu quả kéo dài. Việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền sẽ trở thành lựa chọn phù hợp hơn.

Các phương pháp y học cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm như châm cứu, bấm huyệt và tác động cột sống có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với phương pháp Tây Y, trong đó 3 ưu điểm điển hình là:

Chi phí tiết kiệm

Các nguyên liệu sử dụng để điều chế bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vì vậy, chi phí cho các nguyên liệu này thường khá thấp, phù hợp với đại đa số gia đình. Hơn nữa, chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng YHCT tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc tới bệnh viện.

Có tính an toàn và lành tính

Thành phần của thuốc đều có chiết xuất thảo dược tự nhiên với nhiều tác dụng chữa bệnh, đồng thời có độ an toàn và lành tính đối với sức khỏe nói chung, rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ như nhiều loại thuốc Tây khác.

Hiệu quả bền vững

Đối với người bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, các bài thuốc thường tạo ra sự cải thiện đáng kể sau một thời gian sử dụng.

Tuy nhiên, việc áp dụng yhct chữa thoát vị đĩa đệm chỉ có hiệu quả cao khi bệnh nhân đang ở mực độ nhẹ và vừa của bệnh, đồng thời đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ điều trị trong thời gian dài.

Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong giai đoạn điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

Hạn chế nằm nhiều

Nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày trên giường thường sẽ giúp giảm cảm giác đau lưng và chân. Tuy nhiên, các cơ khớp có nguy cơ bị co cứng, giảm linh hoạt do nằm nhiều là rất cao. Do đó, người bệnh nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng kết hợp bài tập yoga hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm để đẩy nhanh thời gian phục hồi.

Lựa chọn đệm phù hợp

Các loại đệm được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su nhân tạo, có chiều dày và độ cứng vừa phải là lựa chọn thích hợp cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Góp phần giúp cột sống được kéo giãn một cách tự nhiên, không bị đau nhức khi ngủ.

Không nên ngồi xổm

Tình trạng thoát vị đĩa đệm có nguy cơ diễn tiến nặng hơn, khó chữa khỏi do động tác ngồi xổm. Bởi khi thực hiện tư thế này vô tình làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, khiến bộ phận này bị chèn ép lâu gây đau lưng, thoát vị đĩa đệm.

Chú ý tư thế nằm

Nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế nằm vừa tác động đến tình trạng cột sống vừa liên quan trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Khi giấc ngủ được đảm bảo chất lượng sẽ giúp duy trì sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Tránh các môn thể thao có động tác vặn người

Các động tác vặn người khi chơi golf, đánh cầu lông, tennis sẽ khiến đĩa đệm nhanh chóng bị thoát vị hơn bình thường. Bởi động tác vặn không chỉ gia tăng áp lực lên sụn cùng đĩa đệm mà còn làm giãn dây chằng lưng, gây đau đớn dữ dội.

Cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt 

Người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế hoặc duy trì tư thế đứng và đi lại đúng cách. Trường hợp khi đang nằm và muốn đứng lên. Người bệnh cần thận trọng chuyển tư thế từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đứng lên. Tránh ngồi bật dậy đột ngột có thể gây tổn thương cơ lưng.

Thoát vị đĩa đệm nếu không có tác động hỗ trợ điều trị từ bên ngoài thì rất khó có thể trở lại trạng thái như ban đầu. thậm chí là nguy cơ khiến người bệnh tàn phế là rất cao. Vì vậy, mỗi người cần biết lắng nghe cơ thể. nhận biết sớm và tiếp cận đúng phương pháp để giúp rút ngắn thời gian điều trị. nhanh chóng hồi phục, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *