RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Là căn bệnh gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân mắc phải. Điều trị bằng châm cứu đang suy thế được nhiều người quan tâm và sử dụng.

Tổng quan

Tiền đình là bộ phận nằm ở phía sau ốc tai, là bộ phận thuộc hệ thần kinh. Tiền đình có vai trò duy trì trạng thái thăng bằng trong hoạt động cơ thể. Các hoạt động đó như: di chuyển, đứng, nằm, cúi người xuống.

Hay nói cách khác, tiền đình giúp duy trì tư thế và dáng bộ, trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình và trong việc duy trì nhìn cố định vào một vật.

Rối loạn tiền đình là biểu hiện quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn. Cũng có thể do tắc nghẽn dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi não bị tổn thương. Hoặc các tổn thương khác nằm ở khu vực tai trong và não.

Phân loại

Hệ tiền đình bao gồm thụ thể tiền đình ngoại biên, dây thần kinh tiền đình (VIII), nhân tiền đình và các đường liên hệ.

Rối loạn tiền đình được gọi là hội chứng gồm 2 loại:

– Loại rối loạn tiền đình ngoại biên: Là tình trạng được gây ra do tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình hoặc có bệnh lý tắc mạch máu vùng sau cổ. Khi ấy, người bệnh sẽ thường bị chóng mặt khi thay đổi tư thế nhưng vẫn khá tỉnh táo khi di chuyển.

– Loại rối loạn tiền đình trung ươngLà hội chứng do nhân tiền đình, đường dây liên hệ của nhân dây tiền đình tiểu não và thân não váng khi tư thế thay đổi…

Nguyên nhân

Rối loạn tiền đình ngoại biên

  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Do virus Zona, thủy đậu, quai bị…
  • Rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, tăng ure huyết, suy giáp…
  • Hội chứng Meniere.
  • Viêm tai giữa cấp và mạn.
  • Dị dạng tai trong.
  • Chấn thương tai trong.
  • U dây thần kinh số VIII.
  • Sỏi nhĩ.
  • Một số tác dụng không mong muốn của thuốc (streptomycin, gentamycin…); rượu, ma túy.
  • Say tàu xe.

Rối loạn tiền đình trung ương

  • Thiểu năng tuần hoàn động mạch sống nền.
  • Hạ huyết áp tư thế.
  • Hội chứng Wallenberg.
  • Nhồi máu tiểu não.
  • Xơ cứng rải rác.
  • U tiểu não.
  • Nhức đầu Migraine.
  • Bệnh Pakinhson.

Triệu chứng của rối loạn tiền đình

Hệ tiền đình bị rối loạn dẫn đến mất khả năng giữ thăng bằng sinh ra các triệu chứng như:

  • Cơ thể chao đảo.
  • Hoa mắt.
  • Chóng mặt, quay cuồng.
  • Ù tai, buồn nôn…

Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh khó chịu. Chúng làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Điều trị rối loạn tiền đình Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền mô tả triệu chứng chóng mặt trong chứng “Huyễn vựng”. Hội chứng rối loạn tiền đình dù là nguyên nhân nào cũng phát sinh liên quan đến ba cơ chế:

  • Thứ nhất là khí hư, huyết hư, khí huyết suy hư.
  • Thứ hai do vấn đề ở tạng Can và Thận.
  • Thứ ba do hư hỏa bốc lên và đảm ẩm gây bệnh.

Châm cứu giúp kích thích huyệt đạo, giúp điều hòa âm dương, kinh lạc, tạng phủ, nội tiết. Ngoài ra giúp phục hồi chức năng vận động cho người có rối loạn tiền đình. Từ đó, giúp giảm triệu chứng như chóng mặt.

phác đồ châm cứu

Chỉ định

  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Ù tai.
  • Đau đầu, ngủ ít, mơ màng.

Chống chỉ định châm cứu

  • Phụ nữ có thai.
  • Bệnh nhân có cấp cứu ngoại khoa.
  • Người bệnh bị suy tim, rối loạn nhịp tim.
  • Tránh châm vào những vùng huyệt có viêm nhiễm hoặc lở loét ngoài da.

Phác đồ huyệt sử dụng trong châm cứu

Bách hội Thượng tinh Thái dương
Đồng tử liêu Phong trì Trung đô
Túc tam lý Tam âm giao Huyết hải
Thượng cự hư Nội quan Thái xung
Hành gian Can du Thận du
Hợp cốc Lao cung

Lời khuyên thầy thuốc

Rối loạn tiền đình không gây ra nguy hiểm tính mạng cho người bệnh nhưng khi không được điều trị kịp thời, có thể để lại hệ lụy về sức khỏe, tác động đến diễn tiến của nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, khi có biểu hiện người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị cụ thể.

Cần nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng và đủ liều theo đơn thuốc bác sĩ kê. Các loại thuốc và liều lượng sử dụng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc và quá trình kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng xác định nguyên nhân … Vì vậy, không điều trị theo mách bảo.

Người bệnh cần tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình nhằm giúp tăng cường hoạt động phối hợp các bộ phận của cơ thể, giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý các tín hiệu từ tiền đình thông suốt, nhịp nhàng hơn.

Ngoài ra, cần cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ… Khi có biểu hiện bất thường như chóng mặt, run rẩy chân tay; chao đảo, dễ té ngã; nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường…  cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *