Việc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tình trạng bệnh theo từng giai đoạn cũng như các dấu hiệu, rất quan trọng đối với người bệnh thoái hóa khớp. Vì mức độ bệnh sẽ nghiêm trọng qua từng giai đoạn nên khi nhận biết được các triệu chứng sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị kịp thời, phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt hay tàn phế,… Thấu hiểu được nỗi lo lắng của người bệnh, hôm nay mình xin chia sẻ bài viết dưới đây, giúp bạn hiểu được phần nào về thoái hóa khớp gối độ 2 – một giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp và nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng viêm và giảm sút lượng dịch nhầy bôi trơn qua thời gian, làm cho hình thái và cơ sinh học của sụn khớp bị thay đổi. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức và hội chứng cứng khớp ở người. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp:
Bẩm sinh
Các dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp hay cột sống gây ra áp lực quá lớn, lâu ngày dẫn đến tình trạng thoái hóa.
Tuổi tác
Như các bạn đã biết, khi tuổi tác ngày càng cao thì càng dễ mắc bệnh, đó chính là quá trình lão hóa xương bắt đầu diễn ra. Các tế bào sụn không còn khả năng hình thành và tái tạo. Qua thời gian, dần dần làm giảm chức năng tổng hợp các chất, tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide, làm cho chất lượng sụn kém dần đồng thời làm tính đàn hồi suy giảm.
Thoái hóa khớp do béo phì
Việc không thể kiểm soát trọng lượng dẫn đến thừa cân sẽ dễ gây áp lực cho các khớp khi vận động, đặc biệt là cột sống và các khớp gối, làm cho xương bị đè nén và biến dạng, dây chằng chằng bị tổn thương.
Di truyền
Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối độ 2 nữa là do di truyền, nếu bạn không có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
Những triệu chứng cơ bản của thoái hóa khớp độ 2
Đây vẫn được xem là giai đoạn nhẹ, ít tiến triển, theo hình chụp X-quang cho thấy khe khớp hẹp nhẹ, có gai xương khớp. Hoạt động của khớp vẫn được bình thường do sụn chưa chịu tổn thương nhiều, bao dịch vẫn hoạt động bình thường, cung cấp đủ dịch giúp bôi trơn ổ khớp và nuôi dưỡng lớp sụn.
Tuy nhiên ở một số trường hợp khi bệnh nhân vận động mạnh đột ngột hay trong thời gian quá lâu, sẽ có cảm giác đau mỏi, nhức nhối. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này đã bắt đầu hình thành các gai xương nhỏ.
Ngược lại nếu quá ít vận động ở khớp gối sẽ dẫn đến hiện tượng cứng khớp khi trở lạnh.
Cách chữa trị
Khẩu phần ăn hợp lý
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh thoái hóa khớp ở giai đoạn này, như điều trị dùng thuốc, điều trị không dùng thuốc hay phẫu thuật. Nhưng trước hết, bạn nên tự có những chế độ ăn uống dinh dưỡng mỗi ngày tại nhà để phần nào thiện được tình trạng bệnh.
Sinh hoạt và vận động đúng tư thế
Bạn nên thận trọng trong việc sinh hoạt cũng như hoạt động các khớp. Việc giữ đúng tư thế rất quan trọng, vì ở giai đoạn này khớp gối bắt đầu ảnh hưởng đến sự vận động của các khớp.
Chú ý đến trọng lượng cơ thể
Việc kiểm soát cân nặng và tránh thừa cân cũng giúp cho tình trạng thoái hóa khớp được hạn chế. Một thực đơn lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần bảo vệ cho khung xương luôn chắc khỏe.
Cuối cùng, tuân thủ theo điều trị và hướng dẫn của bác sĩ, nếu triệu chứng có dấu hiệu chuyển sang giai đoạn mới hãy cố gắng liên hệ ngay với bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Thoái hóa khớp gối độ 2 vẫn được xem giai đoạn bệnh nhẹ, vì vậy cần chú ý đến biểu hiện tình trạng bệnh và có các phương pháp điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này có thể giúp cải thiện phần nào bệnh thoái hóa khớp của bạn.
Xem thêm: Thoái hóa khớp gối nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
Liên hệ phòng khám
Địa chỉ :
Cơ Sở 1: ngõ 44 Phố An Hòa Mỗ Lao Hà Đông.
Cơ Sở 2: Ngõ 354 Phố Đội Cấn Quận Ba Đình Hà Nội
Cơ Sở 3: HH2 Linh Đàm Quận Hoàng Mai Hà nội
Cơ Sở 4: Ngõ 90 Phố Nguyễn Tuân Quận Thanh Xuân Hà Nội
Cơ Sở 5: Ngõ 50 Hàm Nghi Quận Nam Từ Liêm Hà Nội
Điện thoại: 0971947688
Email: phongkhamthienvuongyquan@gmail.com
Pingback: Thoái hóa khớp gối có nên tập gym? Lưu ý với người thoái hóa khớp - THIÊN VƯƠNG Y QUÁN